Cuộc đời Mật Vân Viên Ngộ

Thiếu niên

Sư sinh vào tháng 10 năm 1566 (niên hiệu Gia Tĩnh thứ 45), con nhà họ Tưởng (蔣), quê ở huyện Nghi Hưng (宜興縣), phủ Thường Châu (常州府), tỉnh Giang Tô. Năm 6 tuổi. sư học Kinh Điển Nho Giáo nhưng không hợp. Lớn lên sư chuyên nghề làm nông, tính tình sư ngay thẳng.

Vào năm 8 tuổi, sư đã biết bắt đầu Niệm Phật mà không cần ai chỉ dạy. Năm 15 tuổi, sư bị buộc phải bỏ nghề làm nông để đánh cá bán và nuôi sống bản thân. Năm 16 tuổi, cha mẹ ép sư cưới vợ.

Tu tập

Năm 1587 (21 tuổi), sư đọc Pháp Bảo Đàn Kinh và bị cuốn hút đối với lời dạy về Thiền tông. Một hôm, sư gánh củi đi qua núi, vô tình bó củi va vào thành núi bỗng nhiên sư khai ngộ.

Năm 1594 (29 tuổi), sư bỏ vợ, gia đình và xuất gia với Thiền sư Huyễn Hữu Chính Truyền. Sau đó, sư chuyên tâm tham Thiền dưới sự hướng dẫn của vị thiền sư này.

Năm 1602 (35 tuổi), thiền sư Huyễn Hữu Chính Truyền có chiếu chỉ vua ban đến trụ trì tại Long Trì Viện(龍池院) ở Thường Châu (常州), sư cũng được thầy cử đến đây làm chức Giám Viện.

Chứng ngộ

Một ngày nọ, sư đi qua đỉnh núi Đồng Quan (銅棺山) vô tình trượt liền đại ngộ. Sư đến gặp Thiền sư Huyễn Hữu Chính Truyền trình bài kệ tỏ ngộ và cầu Thiền sư Huyễn Hữu ấn chứng:

Thiền sư Huyễn Hữu hỏi: "Nếu có người hỏi, ông đáp thế nào?" Sư đưa nắm tay lên.

Huyễn Hữu hỏi: "Lão tăng không hiểu ông đắc là đắc cái gì?"

Sư đáp: "Đừng nói hoà thượng không hiểu, ba thời chư Phật còn không hiểu!"

Một hôm, thiền sư Huyễn Hữu đưa cây phất trần lên hỏi: "Các ngài còn có gì không?".

Sư nghiêm nghị hét một tiếng. Huyễn Hữu bảo: Hét hay đấy!

Sư lại hét lên hai tiếng, rồi trở về chỗ ngồi. Thiền sư Huyễn Hữu ấn khả cho sư.

Năm 1611 (46 tuổi), thiền sư Huyễn Hữu Chính Truyền đã tập hợp tứ chúng lại và thực hiện buổi lễ truyền pháp, trong buổi lễ này ngài trao cho sư tấm pháp y (cà sa) làm biểu thị cho sự truyền pháp và công nhận sư là pháp tử của mính, phú pháp cho sư kế thừa và nối tiếp tông Lâm Tế.

Hoằng pháp

Năm 1614, thiền sư Huyễn Hữu Chính Truyền thị tịch, sư trọn hiếu ở bên tháp thầy 3 năm. Và đến tháng 4 năm 1617, sư kế tiếp thầy trụ trì tại Long Trì Viện.

Năm 1624, sư đến trụ trì, thuyết pháp tại chùa Thông Huyền (通玄寺) ở núi Thiên Thai (天台山).

Tháng 3 năm 1625, sư đến trụ trì tại chùa Quảng Huệ (廣慧寺) ở Hải Diêm (海塩), Gia Hưng (嘉興, tỉnh Phúc Kiến.

Tháng 3 năm 1630, sư sáng lập Vạn PhúcTự (萬福寺) ở núi Hoàng Bá (黃檗山), Phúc Châu, Tỉnh Phúc Kiến.

Năm 1632, sư đến trụ trì tại chùa Quảng Lợi (廣利寺) ở Dục Vương Sơn (育王山), Minh Châu, Tỉnh Triết Giang. Và trong năm sư chuyển đến trụ trì tại Thiên Đồng Cảnh Đức Thiền Tự ở Ninh Ba, Triết Giang và trùng tu chùa với quy mô lớn.

Năm 1641, vua nhà Thanh ban tặng cho sư một chiếc cà sa tía và thỉnh sư đến trụ trì tại chùa Đại Báo Ân (大報恩寺) ở Kim Lăng.

Năm 1642, sư trở về chùa Thông Huyền và đến ngày 7 tháng 7 cùng năm sư an nhiên thị tịch, hưởng thọ 77 tuổi., vua ban thụy hiệu là Huệ Định Thiền sư.